7 loại lá tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, trị mụn nhọt hiệu quả

Thu Thảo Tác giả Thu Thảo 18/01/2019 13 phút đọc

 

Trẻ sơ sinh là độ tuổi còn lọt lòng mẹ và chưa hình thành hoàn chỉnh hệ thống miễn dịch, với làn da của trẻ rất mỏng và có thể kích ứng với nhiều tác nhân lạ gây hại ở môi trường. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải có một chế độ vệ sinh đặc biệt dành cho bé. 

 

 

Tắm bằng lá cho bé là một trong những phương pháp hiệu quả, bởi nó có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn những bệnh ngoài da như: rôm sảy, bệnh nổi mề đay, viêm da, bị hăm, lở loét, cảm cúm.... Bài viết dưới đây sẽ mách cho cha mẹ bé cách sử dụng và công dụng những loại lá tắm cho trẻ sơ sinh phù hợp.

 

 

1. Lá cây diệp hạ châu (cây chó đẻ) - Lá tắm cho trẻ sơ sinh an toàn

 

 

Lá cây diệp hạ châu có công dụng rất tốt cho bé, như: trị rôm sẩy, mẩm ngứa, lá cây diệp hạ châu được nhiều bà mẹ tắm cho bé sơ sinh vì được dân gian truyền tụng và công hiệu của nó cực kì tốt.

 

 

Cách sử dụng: Rửa sạch lá diệp hạ châu và cho nước đun sôi, sau đó đổ ra chậu cho bớt nóng rồi mới tắm cho bé.

 

 

cay-cho-de-va-nhung-cong-dung-chua-benh-600x465
 

Cây chó đẻ có thể chữa bệnh đau bụng kinh nguyệt ở người lớn  

 

 

2. Lá chè xanh:

 

 

Lá chè xanh là một trong những loại lá có công dụng đa năng, có thể pha trà giúp ngủ ngon hơn và thư giãn hệ thần kinh đối với người trung niên. Trong lá chè xanh còn có chất sát khuẩn, kháng viêm có thể trị được bệnh ngoài da viêm nhiễm đối với trẻ sơ sinh như: lở loét da, mẩn ngứa mề đay.
Cách sử dụng: Dùng khoảng 300 gram lá chè tươi đã vò nát rồi đun cùng nước. Sau đó để vài phút cho lá ra hết chất. Đổ nước đun chè xanh ra chậu lớn và cho thêm ít muối, để nguội rồi tắm cho con. Mẹ lưu ý không pha thêm nước sau khi nấu. Tắm cho bé 2 lần/ tuần.

 

 

gallery_big_tea_leaves_grande
 

Lá trà xanh có thể tắm cho trẻ sơ sinh rất tốt.  

 

 

3. Ngải cứu

 

 

Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá ngải cứu cực kỳ tốt vì nó có công dụng giải cảm, lành vết thương và giúp ấm cơ thể cho bé. Đặc biệt, tắm lá ngải cứu còn giúp bé không bị mẩn ngứa, ghẻ, lở, hăm và giúp da bé trắng mịn nữa đấy!
Cách sử dụng: Dùng một ít lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ và cho vào nồi đun sôi đến khi lá ngải cứu tiết ra nước là được. Đổ ra chậu pha loãng và thêm vài hạt muối, để nước nguội  một lúc là có thể tắm cho bé.

 

 

h_OORJ-e1547739804642
 

Ngải cứu rất đắng và có vị cay  

 

 

4. Lá kinh giới

 

 

Lá kinh giới có mùi dễ chịu, cũng có vị cay như lá trầu không, thành phần có chứa tinh dầu và chất kháng sinh, có tác dụng sát khuẩn và chữa bệnh, làm sạch da của bé khá tốt.

 

 

Cách làm: Dùng một ít nắm lá kinh giới rửa sạch và giã nát, rồi chắt lấy nước pha  loãng với nước ấm để tắm cho bé. Hoặc các mẹ phơi lá cho khô, rồi dùng một ít cho vào nồi đun sôi với nước. Sau đó pha loãng với nước ấm để tắm cho bé.

 

 

Sử dụng lá này nhiều vào mùa hè, bởi bé rất dễ bị rôm sảy và ghẻ lở do côn trùng cắn, do đó các mẹ đun lá kinh giới rồi dùng khăn lau nhẹ tại vị trí rôm sảy của bé. Thực hiện 1 ngày/ 1 lần cho bé.

 

 

hinh-anh-rau-kinh-gioi-con-goi-la-rau-gi-co-phai-rau-tia-to-hay-khong-1
 

Lá kinh giới chữa bệnh rất tốt.  

 

 

5. Mướp đắng
Trong mướp đắng có tính mát và sát khuẩn, điều đó giúp làn da của bé thanh nhiệt, kháng khuẩn, diệt virus và ngăn ngừa các bệnh ngoài da.

 

 

Cách sử dụng: Dùng 2 quả mướp đắng đem rửa sạch và giã nát, lọc lấy nước cốt pha loãng để tắm cho bé. Điều đó sẽ giúp da bé trắng hồng và mịn nữa.

 

 

jpg
 

Mướp đắng có thể sát khuẩn và giúp da thoáng mát.  

 

 

6. Lá trầu không
Lá trầu không cũng có công dụng tương tự như lá chè xanh. Ngoài ra, lá trầu không còn có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, điêu trị bệnh tổ đỉa, viêm da cơ địa bởi nó có vị cay nồng, mùi hắc và tính ấm.  

 

 

Cách sử dụng: Dùng khoảng 10 lá trầu rửa sạch và thái mỏng cho vào nồi đun sôi cho đến khi nước trầu ra hết. Sau đó, dùng nước này pha loãng với nước ấm.  Tắm cho bé 2- 3 lần/ tuần. 

 

 

la_trau_khong1-e1547739345991
 

Lá trầu không có rất nhiều công dụng hữu ích  

 

 

7. Lá tía tô

 

 

Lá tía tô cũng là một trong những loại lá có tác dụng giải nhiệt, làm mát rất tốt.

 

 

Cách sử dụng: Lấy lá tía tô rửa sạch, sau đó giã nát để lấy nước cốt. Chấm nước tía tô đã giã lau lên toàn bộ vùng bị rôm sảy. Thực hiện 2-3 lần/ ngày cho bé. 

 

 

tiatophunutodayvn1403phunutoday
 

Lá tía tô giúp trị rôm sẩy ở bé sơ sinh  

 

 

Những điều cần phải lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

 

 


- Các mẹ phải bảo đảm lá tắm phải thật sạch, tốt nhất là các mẹ nên ngâm kỹ qua nước muối pha loãng, điều này sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn, sâu ngứa đọng lai trên lá, lông tơ trên lá... Những điều đó tưởng chừng vô hại, nhưng nó sẽ làm kích ứng làn da của bé và khiến da của bé bị tổn thương cự kỳ nghiêm trọng.

 

 

- Các mẹ phải bảo đảm lá tắm phải thật sạch, tốt nhất là các mẹ nên ngâm kỹ qua nước muối pha loãng, điều này sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn, sâu ngứa đọng lai trên lá, lông tơ trên lá... Những điều đó tưởng chừng vô hại, nhưng nó sẽ làm kích ứng làn da của bé và khiến da của bé bị tổn thương cự kỳ nghiêm trọng.

 

 

- Nếu như da bé đã bị trầy xước hoặc sương mủ trươc đó, thì các mẹ không nên  cho bé tắm nước lá. Bởi lúc này, lớp da của bé rất yếu nếu tắm với lá sẽ gây xót cho da bé và có nguy cơ nhiễm trùng da, gây viêm nhiễm nặng hơn ban đầu.

 

 

- Sau khi tắm với lá xong, thì tốt nhất nên tắm sơ cho bé bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn trên da. Sau đó, các mẹ dùng khăn vải mềm để lau khô cho bé. Chọn lựa những bộ quần áo thoáng mát được làm từ chất liệu cotton, để giúp da bé thoáng mát, hạn chế cho bé ra nắng sau khi tắm xong.

 

 

- Nếu tắm lá mà không hết bệnh rôm sẩy hay những bệnh ngoài da khác, thì các mẹ hãy mau chóng đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

 

Trên đây là những bí kíp giúp các mẹ chăm bé một cách tốt nhất. Hy vọng bài viết này bổ ích và giúp các bé sau này có một làn da đẹp tự nhiên.

 

Thu Thảo
Tác giả Thu Thảo Quản trị
Bài viết trước Cách chữa tắc tia sữa đơn giản, hiệu quả tại nhà đúng lời bác sĩ

Cách chữa tắc tia sữa đơn giản, hiệu quả tại nhà đúng lời bác sĩ

Bài viết tiếp theo

Cách thay pin Air Pod: Hướng dẫn chi tiết và câu hỏi thường gặp

Cách thay pin Air Pod: Hướng dẫn chi tiết và câu hỏi thường gặp

Bài viết liên quan

Thông báo