Cách chữa tắc tia sữa đơn giản, hiệu quả tại nhà đúng lời bác sĩ

Thu Thảo Tác giả Thu Thảo 18/01/2019 11 phút đọc

 

Tắc tia sữa là một trong những vấn đề thường gặp phải ở phụ nữ sau sinh. Vậy, đâu là dấu hiệu mà mẹ thường gặp phải khi bị tắc tia sữa? Nguyên nhân do đâu và chủ yếu xảy ra ở đối tượng nào? Cách điều trị tắc tia sữa ra sao? Tất cả đều có trong bài viết dưới đây. Xin mời các bạn cùng theo dõi.

 

 

1. Dấu hiệu của bệnh tắc tia sữa

 

 

Bệnh tắc tia sữa thường phát triển rất nhanh. Do đó, nếu mẹ không để ý đến những dấu hiệu tưởng chừng như đơn giản thì có thể dẫn đến nguy hiểm cho mẹ. Một số dấu hiệu tắc tia sữa thường gặp bao gồm:

 

 

  • Mẹ sẽ cảm thấy đau tức một hoặc thậm chí là 2 bên bầu ngực và hiện tượng này càng lúc càng tăng dần.
  • Nghiêm trọng hơn, mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được những khối tròn cứng đang di động trong bầu ngực của mình.
  • Đặc biệt, đi kèm với các hiện tượng đau tức, mẹ còn có thể bị sốt nhẹ và không có sữa cho con bú.

 

 

2. Nguyên nhân của bệnh tắc tia sữa là gì? Bệnh này thường gặp phải ở đối tượng nào?

 

 

Tắc tia sữa thường được gây nên bởi một số nguyên nhân sau đây:

 

 

  • Mẹ không cho bé bú sớm và thường xuyên, không vắt sữa thừa đi khi bé yêu không ti hết.
  • Do quá trình hút sữa thừa khi bé không bú hết chưa thực sự đúng cách.
  • Việc vệ sinh đầu vú không đúng cách cũng là tác nhân gây nên tắc tia sữa ở sản phụ.

 

 

Bên cạnh đó, những thay đổi quá lớn sau sinh khiến mẹ chưa kịp thích nghi, từ đó làm mẹ cảm thấy căng thẳng, áp lực cũng có thể khiến mẹ bị tắc tia sữa.

 

 

cach-chua-tac-tia-sua
 

Tìm hiểu Nguyên nhân gây tắc tuyến sữa là gì (ảnh minh họa)

 

 

3. Cách điều trị tắc tia sữa tại nhà

 

 

Việc điều trị tắc tia sữa sau sinh như thế nào để đảm sự an toàn cho mẹ và bé là rất quan trọng. Sau đây, mình xin được gợi ý cho bạn đọc 7 cách điều trị, khắc phục tắc tia sữa tại nhà hiệu quả.

 

 

  • Sử dụng lá mít điều trị tắc tia sữa 

 

 

Cách thực hiện phương pháp này khá là đơn giản. Bạn cần chuẩn bị lá mít sạch rồi đem hơ nóng trên bếp củi. Sau đó, bạn đặt lá mít lên phần ngực mà cứng nhất theo như bạn cảm nhận rồi mát xa nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống.

 

 

cach-chua-tac-sua
 

Cách thông tắc sữa bằng lá mít (ảnh minh họa)

 

 

 

 

  • Sử dụng lá bắp cải để điều trị tắc tia sữa

 

 

Để thực hiện phương pháp này, bạn cần tách lá bắp cải thành từng tàu riêng biệt, sau đó cắt bỏ phần sống cứng rồi đem rửa sạch. Tiếp theo, bạn đem hơ qua cho nóng rồi bọc lại bằng khăn mềm rồi đặt lên bầu ngực, lăn qua lăn lại cho đến khi thông tuyến sữa thì thôi.

 

 

chua-tac-tia-sua-bang-bap-cai
 

Chữa tắc tia sữa bằng lá bắp cải (ảnh minh họa)

 

 

  • Hành tím giúp điều trị tắc tia sữa

 

 

Để điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp này, bạn hãy lựa chọn vài củ hành tím, bóc vỏ, rửa sạch rồi đem thái lát mỏng. Sau đó, bạn đắp lên bầu ngực, dùng khăn mềm phủ lên và dùng băng dính dán lại cho hành khỏi bị rơi ra.

 

 

  • Lá đinh lăng chữa tắc tia sữa hiệu quả

 

 

Không chỉ được biết đến với phương thuốc chữa dị ứng, giải độc,... đinh lăng còn là một bài thuốc điều trị tắc tia sữa hiệu quả.

 

 

tac-tia-sua-2
 

Đinh lăng là một trong những bài thuốc dân gian điều trị tắc tia sữa hiệu quả

 

 

Rễ đinh lăng kết hợp với vài lát gừng đem sắc thành nước uống hàng ngày có thể giúp mẹ giảm tình trạng tắc tia sữa một cách nhanh chóng. Chú ý, bạn nên uống khi nước còn nóng để đạt hiệu quả cao nhất.

 

 

  • Ép ngực bằng tay nhằm giảm tình trạng căng tức bầu ngực

 

 

Mẹ hãy dùng tay ép bầu vú lên thành ngực. Lưu ý, vừa ép vừa day để tạo lực làm tan sữa đông kết, vón cục bên trong. Mẹ không nên ép quá mạnh mà hãy ép thật nhẹ nhàng trong mức đau mẹ có thể chịu được, day từ từ theo chiều kim đồng hồ, khoảng 20-30 lần, sau đó làm ngược lại.

 

 

Phương pháp này khá đơn giản, nếu thực hiện nhiều lần và đều đặn thì mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu, bớt căng tức ngực.

 

 

  • Chườm nóng giúp mẹ khắc phục tình trạng tắc tia sữa

 

 

Việc chườm nóng chính là dùng sức nóng của nhiệt độ vừa phải làm tan các cục sữa đông và giúp lưu thông đường sữa một cách hiệu quả.

 

 

Mẹ có thể sử dụng phương pháp này kết hợp với việc ép ngực bằng tay để đạt hiệu quả cao nhất.

 

 

  • Hút sữa dư thừa thường xuyên

 

 

Như đã nói ở trên, việc không hút sữa thừa khi bé không bú hết chính là nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa. Do đó, để phòng tránh hiện tượng này quay trở lại, mẹ nên thường xuyên hút bỏ lượng sữa dư thừa. Tuy nhiên, việc này cũng cần phải thực hiện đúng cách và hợp vệ sinh để tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra.

 

 

Tắc tia sữa là một trong những hiện tượng phổ biến ở phụ nữ sau sinh, không nguy hiểm đến tính mạng của mẹ nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường. Bài viết trên đây đã đem đến cho bạn đọc những thông tin vô cùng bổ ích về chủ đề này. Hi vọng, các mẹ có thể khắc phục được tình trạng tắc tia sữa thông qua những biện pháp được kể trên. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

 

Thu Thảo
Tác giả Thu Thảo Quản trị
Bài viết trước Mách mẹ 365 món ngon mỗi ngày đơn giản, dễ làm cho cả gia đình

Mách mẹ 365 món ngon mỗi ngày đơn giản, dễ làm cho cả gia đình

Bài viết tiếp theo

Sửa điện thoại uy tín - Những điều bạn cần biết

Sửa điện thoại uy tín - Những điều bạn cần biết

Bài viết liên quan

Thông báo