Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Thu Thảo Tác giả Thu Thảo 18/07/2024 13 phút đọc

Bạn tìm hiểu cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh? Bạn biết đây là công việc gì không? Hãy cùng chúng tôi đi vào chi tiết để hiểu và có sự hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ tốt nhất nhé.

Khi nào cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Những mảng trắng sinh ra sau quá trình bú bình hoặc bú mẹ đọng tren lưỡi trẻ, nó thường là nguyên nhân chính sinh ra những vấn đề như nấm lưỡi, tưa lưỡi hay đen miệng. Vì đó, để hạn chế những điều này, bậc cha mẹ cần rơ lưỡi cho bé và có thể thực hiện theo tần suất tham khảo sau:

  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn: Mẹ rơ lưỡi sạch sẽ cho bé trong khoảng từ 2 – 3 ngày mỗi lần. Bởi, trong quá trình bú mẹ, lưỡi bé cọ xát trực tiếp với đầu ti nên cặn sữa không bị đóng nhiều.
  • Trẻ bú mẹ và bú bình: Mẹ cần rơ lưỡi hàng ngày sau khi bú mẹ. Đồng thời khi trẻ vừa bú xong, mẹ có thể cho bé uống từ 1 – 2 muỗng nước sôi để nguội để làm sạch lưỡi.
  • Trẻ bú bình hoàn toàn: Rơ lưỡi 2 lần/ngày vì lượng cặn đọng trên lưỡi trẻ nhiều hơn khi bú sữa mẹ.

Trong quá trình rơ lưỡi, trẻ sơ sinh có thể bị nôn ói. Vì vậy, mẹ nên rơ lưỡi vào thời điểm sáng sớm khi trẻ đói nhằm hạn chế nguy cơ nôn trớ sữa.

ro-luoi-cho-tre-so-sinh

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh không?

Đây có lẽ là băn khoăn của nhiều bà mẹ bỉm sữa có con trong độ tuổi sơ sinh. Vậy việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh có cần thiết không và cách làm đúng khoa học như thế nào? Mời các mẹ tham khảo một số thông tin sau đây:

Thông thường, với người lớn sau khi ăn đều đánh răng hoặc có biện pháp làm sạch răng miệng khác. Vậy với trẻ sơ sinh cũng vậy, nhất là sau hoạt động ăn uống của trẻ. Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để biết vệ sinh bản thân mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của người mẹ. Mẹ thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh để đảm bảo vệ sinh, loại bỏ vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng lâu ngày dẫn đến tình trạng nấm lưỡi.

Đặc biệt, đối với các trẻ bú sữa công thức sau mỗi lần bú thì sẽ có một ít cặn sữa ở lại lưỡi, lâu ngày nếu không được làm sạch sẽ tạo thành các mảng bám trắng và bám lại tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến bệnh nấm lưỡi.

Để làm sạch lưỡi, miệng trẻ sơ sinh các bà mẹ cần có dụng cụ và cách rơ lưỡi an toàn, đúng cách để tránh làm trẻ bị nôn hay ọc sữa.

co-nen-ro-luoi-cho-re-so-sinh

Mẹ cần rơ lưỡi cho bé đến khi nào?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là một biện pháp vệ sinh an toàn và cần thiết mà mỗi bà mẹ đều phải thực hiện. Nó không những loại bỏ cặn sữa thừa mà còn làm giảm các triệu chứng khó chịu của các bệnh liên quan đến răng miệng của trẻ giúp trẻ ăn ngoan, ngủ ngoan và phát triển tốt về thể chất.

Do đó, các mẹ cần thường xuyên làm điều này nhất là với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi theo nguyên tắc cơ bản được chúng tôi giới thiệu từ ngay đầu bài viết.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh vậy mẹ đã biết cách làm thế nào cho đúng và khoa học nhất chưa?

Hướng dẫn một số cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

1. Rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Đây là một cách rơ lưỡi hoàn toàn an toàn, được hầu hết các mẹ áp dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Đối tượng chủ yếu: Áp dụng dành cho trẻ từ sơ sinh 0 tháng - 4 tháng tuổi

Đồ dùng chuẩn bị:

  • 01 miếng gạc tiệt trùng.
  • 01 lọ nước muối sinh lý.
  • 01 chiếc chén nhỏ.

huong-dan-ro-luoi-cho-re-so-sinh

Hướng dẫn cách làm:

Bước 1: Mẹ hãy xé túi bảo quản miếng gạc và luồn tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ vào ngón trỏ rồi thấm vào chén nước muối đã được rót sẵn.

Bước 2: Đặt tay có miếng gạc vào trong miệng trẻ, tay kia bế bé tự vào lòng mẹ chắc chắn và cẩn thận.

Bước 3: Mẹ tiến hành di chuyển ngón tay có gạc một cách nhẹ nhành từ 2 bên má, lợi rồi đến vùng lưỡi của bé. Có thể làm lần nữa nếu lưỡi của bé có nhiều cặn.

Tuyệt đối không cố dùng ngón tay bóc sạch hoặc chà nhiều lần trên lưỡi của trẻ gây khó chịu và trẻ có thể bị ọc sữa.

2. Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ

Đây là biện pháp dân gian và được nhiều mẹ áp dụng khi con từ 5 tháng tuổi trở lên, khi mà hệ tiêu hoá của trẻ đã lớn hơn và có khả năng hấp thu cũng như bài tiết chất xơ. Rơ lưỡi bằng lá hẹ được đánh giá là an toàn và hiệu quả tối ưu cho các bé lớn hơn khi bị tưa lưỡi.

ro-luoi-cho-re-so-sinh-bang-la-he

Đối tượng phù hợp: trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên

Đồ dùng chuẩn bị:

  • 01 nắm lá hẹ nhỏ
  • 01 gạc tiệt trùng
  • 01 bát nhỏ

Hướng dẫn cách làm:

Bước 1: Lá hẹ rửa sạch sẽ, đảm bảo không có hoá chất. Mẹ đem rửa sạch rồi đập dập và cho vào nồi đun cùng với một ít nước. Sau khi chín, mẹ chắt lấy nước và để ấm rồi mới được dùng

Bước 2: Tương tự như rơ bằng nước muối sinh lí, mẹ luồn ngón trở vào miếng gạc đã được xé ra và chấm vào bát nước lá hẹ đã được đun sôi và còn ấm.

Bước 3: Một tay bế bé chắc chắn dựa vào lòng, một tay nhẹ nhàng luồn vào khoang miệng và lần lượt vệ sinh từ hai bên má, lợi, lưỡi.

Lưu ý: Mẹ nên bắt đầu rơ từ phần răng hàm sát hai bên má, sau đó lan dần đến vùng răng trên và dưới, sau cùng mới rơ lưỡi.

3. Rơ lưỡi cho bé bằng mật ong

Phương pháp rơ lưỡi bằng mật ong rất được các mẹ áp dụng. Tuy nhiên, mẹ chỉ được áp dụng với trẻ trên 1 tuổi vì lúc này hệ tiêu hoá của trẻ đã dần hoàn thiện và có thể hạn chế tình trạng ngộ độ mật ong vì chất Clostridium Botulinum có trong mật ong gây nguy hiểm cho hệ thần kinh của trẻ dưới 1 tuổi.

ro-luoi-cho-re-so-sinh-bang-mat-ong

Mẹ cần chuẩn bị:

  • 01 thìa mật ong rừng nguyên chất.
  • 01 miếng gạc rơ lưỡi đã tiệt trùng.

Hướng dẫn cách làm:

Tương tự như cách rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và lá hẹ thì mẹ chỉ cần thay nguyên liệu là mật ong

Bước 1: Dùng ngón trỏ xỏ vào miếng gạc và thấm qua chút mật ong

Bước 2: Một tay bế bé chắc chắn, một tay luồn vào khoang miệng của bé

Bước 3: Nhẹ nhàng làm sạch các vùng trong khoang miệng theo thứ tự: hai bên má, lợi nướu, lưỡi.

Sau khi rơ xong, nhớ cho bé uống 1 – 2 thìa nước ấm để làm sạch miệng.

4. Rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót

Đây là một phương pháp được dân gian lưu truyền và nhiều mẹ áp dụng vì tính an toàn và hiệu quả của nó

ro-luoi-cho-re-so-sinh-bang-rau-ngot

Bước chuẩn bị:

  • 01 miếng gạc tiệt trùng.
  • 01 nắm lá rau ngót hữu cơ.
  • 01 thìa muối nhỏ và một bát nhỏ.

Hướng dẫn cách làm:

Bước 1: Lá rau ngót rửa sạch, mẹ nên ngâm rau 10 phút trong nước muối loãng, rồi sau đó vớt ra cho ráo nước.

Bước 2: Có thể giã lá rau ngót và cho nắm lá rau ngót cùng chút nước vào nồi rồi đun sôi. Mẹ chắt lấy nước cốt rau ngót đã được đun sôi rồi để ấm và bắt đầu rơ lưỡi cho bé.

Bước 3: Một tay mẹ bế bé, tay kia dùng ngón trỏ luồn miếng gạc vào và thấm vào bát nước rau ngót và bắt đầu rơ lưỡi cho bé. Mẹ cần làm nhẹ nhàng từ cùng hai bên má trong khoang miệng, vùng răng nướu và cuối cùng là cùng lưỡi.

Mẹ cần tiến hàng rơ lưỡi cho trẻ một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng để trẻ bớt khó chịu và dẫn đến tình trạng ọc sữa hoặc nôn trớ.

Trên đây là những thông tin hữu ích chia sẻ cho các mẹ có con trong giai đoạn dưới 01 và hướng dẫn chi tiết những cách rơ lưỡi an toàn cho trẻ. Mẹ cần nắm rõ và áp dụng đúng phương pháp để có kết quả tốt nhất cho con. Chúc các mẹ thành công!

Thu Thảo
Tác giả Thu Thảo Quản trị
Bài viết trước Sữa mẹ ít phải làm sao? 5 cách gọi sữa về

Sữa mẹ ít phải làm sao? 5 cách gọi sữa về

Bài viết tiếp theo

Cấu Hình Mạnh Đánh Thức Game Thủ Trong Bạn Với Xiaomi 14T!

Cấu Hình Mạnh Đánh Thức Game Thủ Trong Bạn Với Xiaomi 14T!

Bài viết liên quan

Thông báo