Những thay đổi khi mang thai Mẹ Bầu nào cũng nên biết

Thu Thảo Tác giả Thu Thảo 18/07/2024 8 phút đọc

Những thay đổi khi mang thai thường khiến nhiều bạn cảm thấy bối rối khi mang thai, đặc biệt là những bạn mới mang thai lần đầu. Bài viết hôm nay sẽ đưa ra những thay đổi trên cơ thể khi mang thai. Cụ thể theo từng tháng phát triển của con trẻ nhé.

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có thêm sự phát triển của một cơ thể khác trong cơ thể của mình. Vì vậy, gần như mọi cơ quan trên cơ thể người mẹ đều có sự thay đổi để có thể thích nghi với việc có sự phát triển của thai nhi, chuẩn bị cho sự ra đời của thai nhi sau 9 tháng 10 ngày. Qua mỗi tháng, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi khác nhau.

Tháng thứ nhất

Đây là tháng đầu tiên, bào thai mới được hình thành nên cơ thể mẹ chưa có nhiều sự thay đổi. Nhiều khi trong tháng này mẹ có thể chưa biết là mình đã mang thai. Trong một số trường hợp, các mẹ có thể có các triệu chứng giống như bị cảm lạnh, nếu nghi ngờ mình có thể mang thai thì các mẹ nên dùng que thử thai trước nha, nếu như đã mang thai thì mẹ nhớ đừng uống thuốc nha.

thay-doi-khi-mang-thai-thang-1

Tháng thứ hai

Sang đến tháng thứ hai, kích thước bụng mẹ chưa có sự những thay khi mang thai giai đoạn này. Trong tháng này, mẹ sẽ có thể bắt đầu nghén. Các mẹ mang có bầu ở tháng thứ hai thường có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn, buồn nôn, nôn khan,... Đồng thời, thân nhiệt của mẹ cũng tăng hơn một chút nhưng không phải là do bị sốt đâu nha (đây chỉ là những thay đổi của nội tiết tố cơ thể mẹ khi có bầu), ngực căng tức, thèm ngủ, cơ thể mệt mỏi,...

thay-doi-khi-mang-thai-thang-2

Tháng thứ ba

Trong tháng thứ ba, mẹ vẫn có những triệu chứng ốm nghén. Kích thước bụng chưa có nhiều sự thay đổi. Đây vẫn là giai đoạn quan trọng trong sự hình thành và phát triển giai đoạn đầu của thai nhi nên mẹ cần chú ý tâm trạng và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

thay-doi-khi-mang-thai-thang-3

Tháng thứ tư

Ở tháng này, bụng mẹ bắt đầu lớn hơn, có thể nhìn thấy rõ dần. Sang đến tháng này các triệu chứng ốm nghén sẽ giảm bớt nên việc ăn uống của mẹ sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, giai đoạn này một số người bị đau bụng làm cho các mẹ khá lo sợ nhưng nếu không có kèm các triệu chứng như ra máu,... thì các mẹ cũng không cần quá lo lắng nha.

thay-doi-khi-mang-thai-thang-4

Tháng thứ năm

Tháng thứ năm là tháng giữa của thai kỳ, bắt đầu từ tháng này thai nhi sẽ phát triển nhanh hơn nên bụng mẹ cũng sẽ lớn lên nhanh. Đây là giai đoạn thai nhi đang phát triển về xương nên mẹ cần bổ sung thêm canxi đầy đủ trong khẩu phần ăn hoặc uống thêm canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ. Từ tháng này, các triệu chứng ốm nghén gần như đã hết, việc ăn uống sẽ ngon hơn. Tuy nhiên các mẹ cần chú ý cân nặng để tránh bị tăng cân quá nhanh gây ra biến chứng nguy hiểm hay gặp khó khăn trong việc sinh nở sau này.

thay-doi-khi-mang-thai-thang-5

Tháng thứ sáu

Từ tháng thứ sáu trở đi, bé đã có thể có những cử động, chuyển động bên trong bụng mẹ. Lúc này, bụng mẹ sẽ bắt đầu cảm giác nặng nề hơn, các hoạt động, sinh hoạt cũng dần trở nên khó khăn hơn.

thay-doi-khi-mang-thai-thang-6

Tháng thứ bảy

Ngực mẹ có nhiều thay đổi rõ từ tháng thứ 7

Ở tháng này, bé chuyển động, cử động với tần suất nhiều hơn, mạnh hơn. Cơ thể mẹ thì cảm thấy nặng nề hơn, người cảm giác chỗ nào cũng đau mỏi, đặc biệt là phần thắt lưng. Bắt đầu từ tháng thứ bảy này, bên cạnh bụng lớn lên, ngực của mẹ cũng lớn hơn một chút, căng hơn một chút. Một chất lỏng ở đầu vú bắt đầu tiết ra, đây gọi là sữa non. Đồng thời, do thai nhi càng ngày càng lớn nên thai nhi chèn lên các cơ quan trong bụng mẹ như dạ dày, bàng quang,... khiến cho mẹ ăn nhanh no, cảm giác buồn đi tiểu cũng nhiều hơn,...

thay-doi-khi-mang-thai-thang-7

Tháng thứ tám

Đây là thời điểm khá quan trọng, các mẹ cần chú ý vì ở tháng này các mẹ rất dễ rơi vào trường hợp bị sinh non. Bên cạnh đó, ở tháng này bên ngoài cơ thể mẹ cũng sẽ có những biểu hiện rõ rệt như rạn da, phù chân,...

thay-doi-khi-mang-thai-thang-8

Tháng thứ chín

Từ tháng thứ 9 mẹ có thể sinh bất cứ lúc nào.

Đây là tháng cuối cùng của thai kỳ nên thường mẹ cảm giác rất mệt mỏi do thai nhi lớn, thường sẽ chỉ muốn nằm nghỉ. Tuy nhiên các mẹ nên tập các bài vận động nhẹ để việc sinh dễ dàng hơn. Đồng thời tháng này các mẹ nên chuẩn bị sẵn giỏ đồ gồm những đồ dùng cần thiết nhất để có thể sẵn sàng đi bệnh viện khi có dấu hiệu sắp sinh.

thay-doi-khi-mang-thai-thang-9

Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho các bạn có thể hiểu được những thay đổi của cơ thể khi mang thai để từ đó có thể chuẩn bị những tâm lý và hành trang cần thiết để chào đón bé yêu chào đời nhé!

Thu Thảo
Tác giả Thu Thảo Quản trị
Bài viết trước Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Bài viết tiếp theo

Cấu Hình Mạnh Đánh Thức Game Thủ Trong Bạn Với Xiaomi 14T!

Cấu Hình Mạnh Đánh Thức Game Thủ Trong Bạn Với Xiaomi 14T!

Bài viết liên quan

Thông báo