Giai đoạn nào trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất?
Khi cuộc sống vật chất đủ đầy hơn nhiều người ngầm hiểu sẽ chẳng còn mấy đứa trẻ bị suy dinh dưỡng. Nhưng trên thực tế trẻ chậm lớn, thấp còi, suy dinh dưỡng hiện nay vẫn chiếm một tỉ lệ khá cao. Suy dinh dưỡng thường gặp nhất ở trẻ trong độ tuổi dưới 5 tuổi, các bậc phụ huynh có thể nhận biết sớm tình trạng của con thông qua các chỉ số về cân nặng, chiều cao.
CÂN NẶNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Cân nặng được biết đến là chỉ số giúp các bậc cha mẹ dễ dàng đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ. Nhưng mẹ cần hiểu chính xác, cân nặng chỉ là yếu tố giúp người lớn đánh giá xem liệu trẻ có đang phát triển theo hướng tích cực hay không. Cân nặng không phải yếu tố chính dùng đề đánh giá bệnh lý hay sức khỏe của trẻ. Bởi mỗi đứa trẻ lại có sự phát triển khác nhau, không chỉ tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nó còn liên quan đến yếu tố khác như di truyền, sức khỏe của mẹ trong thai kỳ, khả năng hấp thu dưỡng chất của trẻ… Để đánh giá toàn diện sự phát triển của trẻ thì mẹ cần quan tâm đến các vấn đề thể chất, tốc độ tăng cân và trí tuệ.
TRẺ TỪ 1 – 3 TUỔI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀNG
Trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi cân nặng của trẻ sẽ tăng chậm hơn giai đoạn trước vì thế cha mẹ thường không quan tâm nhiều đến điều này, nghĩ đó là điều bình thường. Trong giai đoạn này, cân nặng của bé có thể gấp 4 lần lúc mới sinh, những bé phát triển chậm sẽ không đạt được con số này hoặc không đạt đến mức cân nặng tiêu chuẩn. Các mẹ có thể tham khảo: bảng đo chiều cao, cân nặng chuẩn nhất cho trẻ từ 0 đến 10 tuổi.
Trong vòng ba tháng nếu trẻ không tăng cân đều, chiều cao của trẻ thấp hơn mức tiêu chuẩn thì rất có thể trẻ đang có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng. Vì thế thế việc theo dõi cân nặng của trẻ trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi là vô cùng quan trọng mà cha mẹ không thể bỏ qua nếu muốn con phát triển toàn diện, không bị suy dinh dưỡng.
BỔ SUNG DINH DƯỠNG THEO NHU CẦU CỦA TRẺ
Trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng khi trọng lượng cơ thể nhẹ hơn 20% so với chuẩn cân nặng trung bình và bị suy dinh dưỡng về chiều cao khi thấp hơn 10% so với chuẩn chiều cao trung bình. Các mẹ cần xem lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ, xem đã đa dạng và cân đối các nhóm thực phẩm chất béo, protein, rau của quả, chất bột đường và các sản phẩm từ sữa chưa?
Ngoài chế độ dinh dưỡng ăn hàng ngày, mẹ nên cho bé sử dụng sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng đây là loại sữa có công thức chuyên biệt và các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác tư sữa như sữa chua, phô mai…. Thêm dầu mỡ chất béo vào bữa ăn để cơ thể trẻ tăng hấp thu vitamin, đa dạng hoá nguồn đạm cũng như tăng cường các loại đạm dễ tiêu như cá…Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua ngay sau bữa ăn để cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ.
Dù rất muốn con tăng cân đều, không bị suy dinh dưỡng nhưng mẹ cần phải hiểu tăng cân cần phải có thời gian. Vì thế ngay khi trẻ có dấu hiệu không tăng cân trong khoảng 2 – 3 tháng liên tục, hoạt động thể chất kém, thường xuyên chán ăn mệt mỏi,… mẹ cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để có thể nhận được sự tư vấn tốt nhất về thể trạng của trẻ để có thể đưa ra những biện pháp tốt nhất cải thiện sức khỏe cũng như cân nặng của trẻ.