Tìm hiểu công dụng & Cách làm sữa chua ngon, bổ, rẻ tại nhà
Cách làm sữa chua tại nhà là nội dung được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ sữa chua (yaourt) lên men có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Tốt cho hệ tiêu hóa của mọi người từ trẻ nhỏ đến người lớn như sắt, i - ốt, vitamin A, D, E, B12, Magie, canxi,...
Việc tốt nhất và cũng là đảm bảo được an toàn sức khỏe cho bản thân cùng người thân bạn đó chính là tự làm sữa chua. Hãy cùng bài viết tìm hiểu quy trình làm yaourt tại nhà vừa ngon vừa bổ dưỡng nhé.
8 công dụng của sữa chua với sức khỏe
1. Tăng cường sức khỏe cho xương
Đừng quên bổ sung sữa chua mỗi ngày nhé vì trong sữa chua có chứa khoảng 300gram canxi đó.
Đây đúng là một sự lựa chọn tốt để bạn cung cấp canxi tăng cường sức khỏe cho xương chắc khỏe. Và cũng rất tốt cho người cao tuổi có nguy cơ mắc các bệnh về xương nữa đó.
Những người trung niên hay những người trẻ sử dụng sữa chua mỗi ngày giúp bạn khỏe mạnh hơn.
2. Giảm cholesterol, hỗ trợ giảm cân
Sữa chua, một trong những cách làm đẹp của chị em phụ nữ. Tác dụng của sữa chua là làm giảm cholesterol, hỗ trợ giảm cân, giữ được cân nặng ổn định cho phái đẹp rất tốt.
Đặc biệt là sữa chua lên men tự làm và không đường nhé. Mỗi ngày bạn có thể thay thế một bữa ăn bằng sữa chua không đường kết hợp yến mạch rất tốt cho sức khỏe.
Sữa chua cũng hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả. Giúp giữ một vóc dáng cân đối cho chị em phụ nữ luôn tự tin, tỏa sáng.
3. Sữa chua có tác dụng hồi phục thể lực nhanh sau những giờ làm việc hay tập luyện cường độ cao.
Sữa chua có chứa nhiều dưỡng chất trong đó có protein và carbonhydrate. Yaourt quả là món ăn nhẹ thật hoàn hảo sau những giờ tập luyện cường độ cao. Nó không chứa quá nhiều chất béo hay chất đường làm tăng cân.
Ngoài ra còn có một loại sữa chua từ Hy Lạp có tác dụng hồi phục cơ bắp sau những giờ tập gym rất tốt nữa đó.
4. Đảm bảo sự ổn định của huyết áp cơ thể
Trong sữa chua có một hàm lượng không nhỏ Kali giúp kiểm soát huyết áp cơ thể khá tốt. Bên cạnh đó còn loại bỏ natri có hại cho cơ thể.
Natri một trong những nguyên nhân gây ra các cơn tăng huyết áp, huyết áp không ổn định. Hàm lượng chất béo ít trong sữa chua bảo đảm được sự ổn định của huyết áp rất tốt.
5. Bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể
Với lượng chất kẽm và các khoáng chất có lợi trong sữa chua giúp bảo vệ hệ miễn dịch của bạn rất tốt. Giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, tăng cường sức khỏe cho đường ruột.
Và tăng cường những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng đầy bụng, khó tiêu hay táo bón.
6. Ngăn chặn được nguy cơ nhiễm trùng đường ruột
Sữa chua (yaourt) chứa các chất men vi sinh kích thích hệ miễn dịch của đường ruột. Giúp bổ sung các lợi khuẩn ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường ruột hiệu quả.
Sữa chua không đường sẽ tốt cho sức khỏe cũng như quá trình giảm cân của bạn hơn là sữa chua có đường.
7. Công dụng khiến tóc khỏe, da đẹp
Có một phương pháp đó là bạn kết hợp sữa chua cùng với dầu oliu và lòng đỏ trứng gà rồi đem ủ tóc rất tốt cho việc phục hồi tóc hư tổn đó nhé.
Bên cạnh đó sữa chua còn rất tốt cho việc làm đẹp của chị em phụ nữ. Đó là vì sữa chua có thể sử dụng làm mặt nạ cấp ẩm, giảm bớt bã nhờn, khiến da trắng sáng.
Lại rất an toàn cho da lẫn tóc nữa đó và có thể kết hợp thêm những nguyên liệu khác để làm mặt nạ hiệu quả hơn như tinh bột nghệ, matcha,...
8. Chữa viêm nhiễm vùng kín
Một công dụng có chút bí mật nữa của sữa chua đó là cung cấp hàm lượng probiotic, axit lactic. Giúp làm giảm khả năng phát triển của các vi khuẩn nấm có hại cho vùng tam giác của các chị em phụ nữ.
Đồng thời kích thích cho sự phát triển của những siêu vi khuẩn có lợi ngăn chặn viêm nhiễm vùng kín khá hiệu quả.
Một số lưu ý khi làm sữa chua
• Làm sạch các dụng cụ để làm sữa chua được an toàn.
• Bạn nên đun nước sôi khoảng hơn 80 độ C rồi để nguội khoảng 40 - 45 độ C rồi pha sẽ tốt hơn.
• Nên lựa chọn thêm cả những men tươi mới nhớ để ngoài cho bớt lạnh rồi hãy trộn vào hỗn hợp sữa chua để không gây sốc nhiệt cho các vi sinh vật.
• Bạn lưu ý trộn men nhẹ nhàng đừng mạnh tay quá mà khiến men vón cục đó nhé.
• Quá trình ủ cần đủ nhiệt độ, đủ thời gian và không được di chuyển thùng để sữa chua khi ủ.
• Sau quá trình ủ hãy làm lạnh nếu bạn không muốn sữa chua quá chua và giúp sữa chua (yaourt) ăn ngon hơn.
Cách làm sữa chua ngon mịn - Nguyên liệu, quy trình làm chi tiết
1. Sữa chua không đường
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
• Sữa tươi không đường: 1 lít.
• Sữa chua vinamilk không đường: 1/2 hộp.
• Hũ nhỏ hay cố thủy tinh để đựng hỗn hợp.
Cách làm sữa chua từ sữa tươi - Sữa chua không đường
• Đổ sữa tươi vào nồi cho lên bếp đun khoảng 40 độ C cho sữa ấm thì tắt bếp.
• Đổ 1/2 hộp sữa chua vinamilk không đường vào sữa ấm rồi trộn đều nhẹ tay cho sữa chua tan hết và đổ vào từng hũ hay cốc.
• Bỏ những hũ hay cốc đó vào nồi rồi đậy nắp lại và dùng miếng vải dày bọc xung quanh để nơi ấm có ánh nắng cũng được.
• Quá trình ủ này diễn ra khoảng 4 giờ đến 6 giờ nếu thời tiết ấm còn thời tiết lạnh thì phải lâu hơn khoảng 8 - 10 tiếng.
• Sau khi kiểm tra sữa chua đã lên men và đông lại thì có thể bỏ vào ngăn mát và thưởng thức rồi đó nhé.
2. Sữa chua trắng
Nguyên liệu:
• Sữa tươi không đường hoặc có đường đều được: Khoảng 1 lít.
• Sữa đặc có đường: 1/2 đến 1 hộp (tùy sở thích).
• 1 hộp sữa chua vinamilk có đường hoặc không có đường đều được.
Cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện hoặc ủ
• Đổ sữa tươi và sữa đặc vào nồi rồi khuấy đều rồi đặt lên bếp và bặt bếp đun sôi hỗn hợp.
• Để hỗn hợp nguội bớt đến khi ấm ấm thì đổ sữa chua vào và khuấy nhẹ đều tay.
• Chia hỗn hợp ra cốc hay hũ nhỏ rồi bỏ vào nồi và bắt đầu quá trình ủ.
• Ủ hỗn hợp trong khoảng 8 đến 10 tiếng. Hoặc ủ bằng nồi cơm điện, đun nước sôi khoảng 70 độ rồi đổ khoảng 2/3 nồi và ủ. Bọc thêm lớp vải dày bên ngoài nữa nhé và nhớ đậy kín.
• Sau khi kiểm tra sữa chua đã lên men và đông lại thì cất vào ngăn mát của tủ lạnh và có thể sử dụng.
3. Cách làm sữa chua nếp cẩm
Nguyên liệu:
• Gạo nếp cẩm khoảng 200 Gram.
• Đường trắng khoảng 100 Gram tùy độ ưa ngọt của mỗi người mà tăng giảm phù hợp.
• Muối trắng khoảng 1 muỗng nhỏ.
• Lá nếp hay lá dứa khoảng 3 lá (không có cũng không sao).
• Sữa chua trắng tự làm không đường hay có đường đều được.
Quy trình làm sữa chua nếp cẩm
• Vo gạo nếp cẩm sạch sẽ khoảng 2 - 3 lần, ngâm gạo trong nước với 1 thìa muối nhỏ khoảng 2 - 3 tiếng cho gạo nở ra.
• Sau khi ngâm đổ nước đi và cho nếp cẩm vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ rồi đặt lên bếp đun với lửa nhỏ nhé. Đun nếp cẩm khoảng 5 phút cho sôi rồi để cho lá nếp vào đun cùng (các bạn nhớ khuấy nhẹ đều tay).
• Trong quá trình có thể dùng thìa vớt bọt hay trấu nổi lên trên mặt nước.
• Đun đến khi chín thì cho thêm đường vào đảo rồi đun thêm 5 phút cho đường ngấm vào hạt nếp cẩm rồi tắt bếp và để nguội là được.
• Cuối cùng múc ra cốc rồi đổ sữa chua vào thưởng thức là được rồi.
• Bạn có thể đậy cốc, hũ nhỏ lại và cất vào ngăn mát tủ lạnh để ăn dần.
4. Sữa chua mít
Nguyên liệu:
• Mít khoảng 300Gr.
• Sữa đặc có đường hoặc sữa dừa tùy thích.
• Sữa chua trắng tự làm có đường.
Cách làm sữa chua mít:
• Dùng dao xé nhỏ mít cho vừa miếng ăn.
• Có thể sử dụng bột làm thạch con cá dẻo để làm thạch cho thêm vào sữa chua mít nếu bạn thích.
• Có gói trân châu bán sẵn hoặc có thể tự làm từ bột năng. Bột năng nấu sôi vớt ra ngâm nước đá là có thể dùng được chân trâu.
• Cuối cùng đổ sữa chua ra cốc, hũ nhỏ. Bạn xếp 300gr mít, cho thêm thạch hay trân châu vào rồi thêm cả sữa dừa hay sữa đặc là có thể trộn lên và thưởng thức.
5. Sữa chua nha đam
Nguyên liệu:
• Sữa tươi có đường hay không đường cũng được: 1 lít.
• Sữa đặc: khoảng 1/2 hộp.
• 1 hộp sữa chua vinamilk có đường hoặc không có đường.
• Hũ hay cốc nhỏ đựng sữa chua.
• Đường tùy độ hảo ngọt mà bạn cho nhé.
• Nha đam nguyên liệu không thể thiếu.
Cách làm sữa chua nha đam ngon, hấp dẫn:
• Cách sơ chế nha đam: Nha đam rửa sạch và gọt vỏ rồi cắt hạt lựu. Sau đó xả qua nước muối nhiều lần đề nha đam không bị ngấm mặn nhé.
Sau đó các bạn xả sạch với nước lạnh để làm sạch nhớt và để ráo rồi ướp với đường.
• Để làm sữa chua nha đam thì bạn cần đổ sữa tươi, sữa đặc và đường vào nồi rồi khuấy nhẹ đều tay. Sau đó đun sôi rồi đổ nha đam đã sơ chế vào rồi đun sôi lần 2.
• Để hỗn hợp nguội bớt, khi hỗn hợp đã ấm ấm khoảng 40 độ C thì đổ 1 hộp sữa chua vinamilk có đường hay không đường vào hỗn hợp này nhé.
• Tiếp đó múc ra hũ hay cốc nhỏ để thực hiện tiếp bước ủ sữa chua.
• Quá trình ủ sữa chua nha đam cần diễn ra trong khoảng từ 7 tiếng đến 9 tiếng để sữa chua lên men đủ độ.
Bạn có thể bỏ những cốc sữa chua này vào nồi rồi đổ nước sôi tầm 70 độ C đến 80 độ C và ngập khoảng 2/3 những chiếc cốc này.
Đừng quên đậy nắp nồi kín lại rồi để ra nơi có độ nóng (ủ trong vải sạch dưới ánh nắng mặt trời).
• Bạn cũng có thể dùng cách ủ sữa chua nha đam bằng nồi cơm điện bằng việc xếp vào. Đổ nước rồi chờ cho đến khi nút nẩy thì bật đi bật lại khoảng 2 hay 3 lần.
Thế là có thể đạt yêu cầu về độ sánh mịn cũng như độ lên men chua đúng vị của sữa chua nha đam rồi đó.
• Bước cuối cùng sau khi kiểm tra thấy sữa chua đã lên men và đông đặc lại sánh mịn thì quá trình ủ đã hoàn thành. Và giờ bạn có thể cất những cốc sữa chua nha đam vào ngăn mát tủ lạnh để ăn dần mỗi ngày.
Có một lưu ý đừng nên cho sữa chua vào ngăn đông đá tủ lạnh. Vì sẽ khiến sữa chua bị đóng đá, mất men vi sinh có lợi, đóng nước và không tốt cho sức khỏe của bạn cùng gia đình. Đặc biệt những em nhỏ rất dễ bị viêm họng đó nhé.
Bài viết này đã tổng hợp một số cách làm sữa chua tại nhà cho các bạn. Chúc các bạn thực hiện thật thành công nhé.